Cơ cấu tổ chức Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Tây Ninh
Về Cơ cấu tổ chức Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Tây Ninh gồm: 274/294 biên chế (Tòa án tỉnh có 76/82 biên chế; cấp huyện có 198/212 biên chế)
+ Cấp tỉnh: Ủy ban thẩm phán, Các tòa chuyên trách (Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động), Bộ máy giúp việc (Văn phòng, phòng TCCB, TT&TĐKT và phòng kiểm tra nghiệp vụ &THA HS). Ngoài ra, Tòa án nhân dân tỉnh còn có các tổ chức đoàn thể Công đoàn, Chi đoàn, Ban vì sự tiến bộ phụ nữ, Hội Luật gia, Chi hội Cựu chiến binh...
+ Cấp huyện: 9 đơn vị Tòa án nhân dân huyện, thành phố Tây Ninh trực thuộc.
1. Ủy ban thẩm phán:
Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm Chánh án, Phó Chánh án và một số Thẩm phán. Số lượng thành viên của ủy ban Thẩm phán do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phô trực thuộc trung ương.Phiên họp Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh, thành phô trực thuộc trung ương do Chánh án chủ trì.
2. Các Tòa chuyên trách:
Sơ thẩm những vụ việc theo quy định của pháp luật; Phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật.
3. Bộ máy giúp việc:
Bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm có Văn phòng tổng hợp, Phòng kiểm tra nghiệp vụ và thi hành án hình sự (Phòng KTNV&THAHS) và Phòng tổ chức cán bộ, thanh tra và thi đua khen thưởng (TCCB, TT&TĐKT).
Kiểm tra các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc thẩm quyền quản lý để phát hiện, đề xuất Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao xem xét, kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm khi có căn cứ theo quy định của pháp luật hoặc tổ chức rút kinh nghiệm; tham mưu cho Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh tổng kết kinh nghiệm xét xử;Giúp Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh thực hiện công tác thi hành án hình sự, theo dõi công tác thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật.
Giúp Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh trong việc quản lý tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ; thực hiện chính sách đối với công chức và người lao động; Xây dựng, thực hiện kế hoạch tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho Thẩm phán, Hội thẩm, các chức danh công chức khác và tổ chức và theo dõi hoạt động thi đua, khen thưởng; Thanh tra, giải quyết tố cáo.
4. Tòa án nhân dân các huyện, thành phố:
Sơ thẩm vụ việc theo quy định của pháp luật; Giải quyết việc khác theo quy định của pháp luật.